Sơn tĩnh điện có độc hại không là thắc mắc của không ít người dùng hiện nay. Bởi công nghệ phun sơn tĩnh điện đang được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngành cơ khí. Vậy để tìm hiểu liệu trong quá trình sơn và phun sơn tĩnh điện nếu hít vào thì sẽ có độc hại gì không? Cùng Sơn Thịnh Phát có thêm thông tin trong nội dung dưới đây. Chúng tôi tin chắc quý khách sẽ có thông tin hữu ích sau 5 phút!
Thành phần sơn tĩnh điện giải đáp thắc mắc sơn tĩnh điện có độc hại không?
Trước khi tìm hiểu sơn tĩnh điện có độc hại không hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần của nó. Thành phần ở bột sơn để dùng cho công nghệ sơn tĩnh điện gồm:
- Organic polymer (hợp chất hữu cơ polymer).
- Bột màu.
- Curatives.
- Chất để làm đều màu cùng những chất phụ gia khác.
Các thành phần sẽ trộn lại cùng nhau. Sau đó trải qua công đoạn nóng chảy nhằm tạo nên một hỗn hợp đồng nhất. Tiếp đó sẽ làm nguội rồi nghiền thành dạng bột mịn, người ta gọi là bột sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện được cấu thành từ nhiều thành phần
Sơn tĩnh điện có độc hại không?
Vậy bột sơn tĩnh điện có độc hại cho người thợ khi sơn tĩnh điện không? Câu trả lời sơn tĩnh điện có độc không chính là có độc hại. Vì trong thành phần cấu tạo sơn tĩnh điện có bột màu, hạt nhựa và những chất phụ gia khác. Và khi chúng nghiền nhỏ thành những hạt siêu mịn, siêu bụi kích thước dưới 120um. Bởi thế, khi người thợ thực hiện sơn cần làm việc ở trong thời gian dài. Họ phải tiếp xúc liên tục cùng nhiều bột sơn. Việc này sẽ hít vào các hạt bụi nào, gây ra ảnh không tốt cho sức khỏe.
9 tác hại bột sơn tĩnh điện trả lời cho thắc mắc sơn tĩnh điện có độc hại không
Làm sơn tĩnh điện có độc hại không, có hại như thế nào? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 9 tác hại từ bột sơn tĩnh điện:
5 tác hại đầu tiên nguy hiểm
- Người thợ khi hít phải bụi sơn tĩnh điện thường xuyên. Điều này sẽ khiến hệ thống để phòng vệ ở đường hô hấp quá tải.
- Những hạt bụi rắn và bụi vô cơ có thể khiến tổn thương tới đường hô hấp.
- Nếu như tình trạng bị tổn thương kéo dài. Phần niêm mạc sẽ bị dày lên, ở lỗ mũi tầng dưới hẹp lại. Nước mũi từ đó cũng sẽ tiết ra dẫn tới sự ảnh hưởng đến chức năng của hô hấp trong cơ thể.
- Bụi sơn – loại bụi hoá học tổng hợp, vì thế trong nó sẽ chứa những hóa chất như: thuỷ ngân và chì, bột màu vô cơ, bột chống han gỉ,… Bởi thế khi người thợ sơn đã hít quá nhiều lớp bụi sơn. Bên cạnh tác hại từ bụi nói chung. Như vậy thợ phun thì sẽ có khả năng nhiễm phải chất động hoá học thuỷ ngân, chì,…
- Hít phải những hạt bụi sơn còn gây ra hen suyễn, dị ứng tại phổi, viêm phần thuỳ phổi,….
4 tác hại cần lưu ý thêm
- Những dòng sơn còn có chứa những hoạt chất. Dễ nổ cháy khi tiếp xúc nhiệt hoặc va đập. Còn có thể dẫn đến nổ, gây nguy hiểm đến người sơn.
- Những dung môi, chất phụ gia ở sơn tĩnh điện trong quá trình pha, phun sơn sẽ gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp người sơn.
- Phụ nữ đang mang thai khi tiếp xúc cùng sơn. Còn có thể dẫn đến tình trạng em bé bị dị tật bẩm sinh.
- Sơn tĩnh điện cũng sẽ dễ hấp thụ trong cơ thể thông qua đường hô hấp. Tiếp đó sẽ qua da rồi đi vào trong máu.
Sơn tĩnh điện gây nhiều tác hại đối với thợ sơn
Những sản phẩm sử dụng sơn tĩnh điện có gây hại đến người dùng không?
Khi sử dụng sản phẩm sơn tĩnh điện có độc hại không? Những sản phẩm khi được sơn tĩnh điện hoàn toàn không ảnh hưởng sức khoẻ của con người. Vì những sản phẩm khi đã được phun sơn sẽ trải qua quá trình sấy khô trong mức nhiệt độ cao. Vì thế những bột sơn đều đã chính, dính vào vật liệu cực kỳ chắc chắn. Những vật dụng được sơn tĩnh điện ở trong nhà như ghế, bàn, kệ, tủ,… hoàn toàn không gây hại. Người dùng có thể sử dụng và cầm nắm thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sản phẩm sơn tĩnh điện an toàn với người dùng
Sơn tĩnh điện tái chế được không?
Bột sơn tĩnh điện phế thải dư thừa có thể tái chế qua quy trình cải tạo, xử lý cho bột sơn tĩnh điện. Để việc cải tạo cho bột sơn tĩnh điện được hoạt động tốt nhất. Chúng ta cần phải dùng một hay hai màu chính ở sản phẩm. Vì nếu như màu sắc bị thay đổi sẽ tăng thêm chi phí sản xuất lên đáng kể. Nếu như chỉ dùng một hay hai màu sơn trong thời gian nhất định. Thì có thể dùng lại bột lọc ở bộ lọc hay sơn ở dưới buồng phun. Nhằm tái dùng nó để vừa tiết kiệm được chi phí vừa bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Quy chuẩn sơn tĩnh điện cho môi trường
Lớp phủ sơn tĩnh điện được xem là không gây độc hại, tạo ra VOC không đáng kể. Dòng sơn này đã đáp ứng, vượt qua được các tiêu chuẩn về bảo vệ cho môi trường quốc gia. Những thiết bị được phủ sơn khi mua cần đáp ứng những mã an toàn tại Việt Nam. Chắc chắn quy chuẩn phải đáp ứng hoặc vượt qua những quy định thuộc môi trường quốc gia.
Ưu điểm sơn tĩnh điện
Ngoài tìm hiểu sơn tĩnh điện có độc hại không. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những ưu điểm nổi bật ở sơn tĩnh điện như sau:
- Những vật dụng khi được sơn tĩnh điện đều đẹp, bền, ít han gỉ. Và sản phẩm có được thời gian dùng dài lâu hơn.
- Nhờ liên kết ion bền vững nên sơn tĩnh điện sở hữu độ cứng ưu việt, rất khó phá vỡ. Bởi vậy chúng đem tới khả năng chống phai màu, trầy xước. Đồng thời chống ăn mòn vô cùng hiệu quả.
- Sơn tĩnh điện sẽ không hề phai màu. Hay bào mòn do những tác động ngoài môi trường như nắng, gió, mưa,… Sự chặt chẽ trong liên kết những phần tử của sơn giúp cho cấu trúc sơn luôn bền vững. Giữ được tính thẩm mỹ cao, luôn như mới dù sau thời gian sử dụng lâu dài.
- Vô cùng thân thiện cho môi trường nhờ nguyên lý tĩnh điện dương – âm. Tạo nên sức hút vô cùng bền vững, sẽ không cần thêm bất kỳ chất phụ gia gây độc hại nào.
- Sở hữu tuổi thọ cao: những sản phẩm được sơn tĩnh điện sẽ ít hỏng hóc, han gỉ hơn. Người sử dụng hoàn toàn dùng được trong thời gian lâu dài. Hơn hết, quá trình phun sơn tĩnh điện còn giúp tiết kiệm được nhiều thời gian. Hơn so với những dòng sơn thông thường.
Sản phẩm sơn tĩnh điện được ưu chuộng bởi nhiều ưu điểm
Cách phòng tránh những tác hại ở sơn tĩnh điện
Trong mục trên chắc hẳn bạn đã nắm được sơn tĩnh điện độc hại hay không. Nếu bạn là người thợ sơn tĩnh điện hay thường xuyên tiếp xúc trong môi trường sơn. Bạn nên có phương án để bảo vệ bản thân nhằm hạn chế những tác hại của bột sơn tĩnh điện gây ra.
Cần những phương án để phòng tránh tác hại của sơn tĩnh điện
5 biện pháp bạn có thể sử dụng như:
- Nếu phải đi qua nơi nhiều bụi sơn tĩnh điện. Thợ phun cần đeo khẩu trang than hoạt tính hoặc khẩu trang có kháng khuẩn.
- Dùng những phòng phun sơn tĩnh điện trong quá trình sơn. Nhằm giúp cho các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn khi sơn, tránh tác động xấu đến cơ thể.
- Tìm hiểu, chọn mua những dòng sơn tĩnh điện công nghiệp an toàn, chất lượng.
- Các thiết bị để phun sơn cần được bảo vệ, làm sạch trước, sau khi dùng.
- Người phun sơn cần được bảo vệ bởi những dụng cụ bảo hộ như gang tay, mũ bảo hộ,…
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có được câu trả lời thỏa đáng về “sơn tĩnh điện có độc hại không”. Có thể thấy với các ưu điểm nổi trội, tính năng thân thiện cho môi trường. Phun sơn tĩnh điện Sơn Thịnh Phát được ứng dụng vô cùng rộng rãi hiện nay. Nếu thông tin chúng tôi cung cấp chưa giải quyết triệt để mong muốn của bạn. Và bạn cần được tư vấn về sơn tĩnh điện có độc hại không hãy liên hệ đến hotline của chúng tôi nhé!