Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Mới Nhất

Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Tổng Quan Kiến Thức Mới Nhất

Chào mừng bạn đến với website của chúng tôi

Ngày đăng: 30/07/2024 09:57 AM

    Công nghệ sơn tĩnh điện là một phát minh ưu việt được sử dụng rộng rãi hiện nay. Xung quanh chúng ta đâu đâu cũng có sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này. Để tìm hiểu lý do vì sao sơn tĩnh điện được ưa chuộng, mời bạn theo dõi bài viết sau.

    Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Của Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện

    Lịch Sử Ra Đời Của Sơn Tĩnh Điện

    Công nghệ sơn tĩnh điện được phát minh bởi tiến sĩ Daniel Gustin. Công nghệ này được ông hình thành và xin nộp bằng sáng chế vào năm 1945. Nhưng cho đến năm 1962, công nghệ này mới được công nhận và trở nên phổ biến.

    Ứng dụng của sơn tĩnh điện được phát triển theo hướng thương mại hóa. Đó chính là bằng hình thức sử dụng súng phun để phun bột sơn tĩnh điện. Lúc bấy giờ tại thị trường công nghệ, sản phẩm được sản xuất bằng sơn tĩnh điện đã chiếm 15%. Điểm quan trọng là tại Nhật Bản và Bắc Mỹ, vào năm 1980, công nghệ này trở nên nổi bật.

    Sơn tĩnh điện ra đời từ khá lâu

    Quá Trình Phát Triển Của Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện

    Nhờ vào các công nghệ sáng tạo và quỹ hỗ trợ tài chính để phát triển công nghệ này. Trong khoảng những năm 1990, sơn tĩnh điện đã phát triển và có chuyển biến mới. Vào thời gian này, nhà phát minh đã cho ra đời bột sơn có khả năng chống tia cực tím. Thường được dùng để phun trên các vật liệu kim loại như các động cơ lắp ráp.

    Từ những năm 2000 đến thời điểm hiện nay, công nghệ sơn này đã giữ vững được vị thế trong ngành công nghiệp. Ngoài ra, nó được sự ưu ái của các khách hàng và người tiêu dùng nhờ các ưu điểm. Các ưu điểm đó là gì? Mời bạn xem đến các phần tiếp theo của bài viết này.

    Khái Quát Về Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện

    Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Là Gì?

    Sơn tĩnh điện mang một cái tên tiếng Anh đó là electro static power coating technology. Công nghệ sơn này được cấu tạo bởi việc dựa trên hệ thống bằng nhựa polymer và một số phụ gia khác kết hợp. Hệ thống nhựa polymer là hệ thống nhựa nhiệt dạng rắn hoặc dạng nhiệt dẻo. Sau đó người ta sẽ trộn lại với nhau và được làm nóng chảy tạo thành hỗn hợp. Tiếp đến là công đoạn làm mát hỗn hợp để cho ra thành phẩm bột sơn.

    Công nghệ sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tích điện âm và dương. Dưới sự liên kết chặc chẽ giữa các điện tích sẽ tạo nên một lớp sơn cực kỳ bền bỉ. Hầu như không xuất hiện các dấu hiệu bong tróc hay bị môi trường tác động.

    Các Dạng Sơn Tĩnh Điện Thông Dụng

    Có hai loại sơn tĩnh điện thông dụng đó là dạng khô và dạng ướt.

    • Công nghệ sơn tĩnh điện khô hay còn gọi là sơn bột: Đây là hình thức phun bột sơn trực tiếp mà không cần quá trình pha trộn. Dòng sơn này thường được áp dụng cho quá trình sơn các vật liệu bằng kim loại. Điển hình như sắt, nhôm, thép, inox,…
    • Công nghệ sơn tĩnh điện ướt sử dụng dung môi: Đây là một dạng sơn có sự pha trộn giữa bột sơn và các chất khác. Các chất khác có thể là nước hoặc dung môi. Dòng sơn này thường được áp dụng trong quá trình sơn sản phẩm kim loại. Đặc biệt hơn hết là nó có thể dùng để sơn cho sản phẩm bằng nhựa hoặc gỗ.

    Tại Sao Sơn Bột Tĩnh Điện Được Ưa Chuộng Hơn?

    Ở thời điểm hiện nay, dòng sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến nhất đó chính là dạng sơn bột. Lý do bởi vì sơn bột có tính năng che phủ hoàn hảo và hơn hết là sự tiết kiệm sơn của nó. Vì sau khi thực hiện xong quá trình phun sơn, lượng bột sơn bị dư thừa sẽ được thu hồi. Sau khi tiến hành thu hồi thì lượng bột sơn đó có thể tái sử dụng lại hơn 90% lượng sơn.

    Kỹ thuật phun sơn bột vượt trội hơn so với phun sơn ướt. Vì kỹ thuật phun sơn bột đạt được độ bao phủ lớn hơn. Nó có thể phun đến những góc cạnh và bề mặt không nằm trực diện với súng phun.

    Hiện tại, trên thị trường công nghiệp có 4 loại bột sơn được dùng phổ biến nhất. Đó là sơn bóng (Gloss), sơn mờ (Matt), sơn cát (Texture) và sơn nhăn (Wrinkle). Các loại sơn này đều sử dụng được trong cả môi trường ngoài trời và ở trong nhà.

    Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Có Nguyên Lý Hoạt Động Như Thế Nào?

    Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện là một quá trình tuyệt vời. Đó là quá trình sử dụng súng phun sơn để phun một lớp bột sơn lên bề mặt sản phẩm. Nhờ vào phương pháp áp dụng tĩnh điện lên bề mặt của vật cần sơn rồi mang đi nung nóng. Sau các quá trình này, bột sơn sẽ chảy ra và tạo thành một lớp phủ có liên kết tốt.

    Sơn tĩnh điện hoạt động trên nguyên lý tĩnh điện

    Bộ điều khiển và súng phun sơn tĩnh điện là các thiết bị chính được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện. Ngoài ra còn các hệ thống quan trọng khác là buồng hấp bằng tia hồng ngoại với việc có thể điều chỉnh tự động nhiệt độ và thời gian. Một số bộ phận quan trọng khác, như: hệ thống bể chứa hóa chất, hệ thống thu hồi sơn, buồng phun sơn, máy tách ẩm khí khí nén, máy để nén khí,…

    Quy Trình Thực Hiện Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện

    Quy trình thực hiện công nghệ phun sơn tĩnh điện cần phải trải qua 4 bước như sau:

    Xử Lý Bề Mặt Vật Liệu Trước Khi Tiến Hành Phun Sơn

    Tìm Hiểu Thật Kỹ Thông Tin Và Tài Liệu

    Điều đầu tiên trước khi tiến hành quy trình, phải đọc thật kỹ và nắm rõ các bước tiến hành. Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ cách sử dụng các thiết bị và hệ thống có trong quy trình. Bạn hãy kiểm tra các thông số kỹ thuật như mã số của sơn, nhiệt độ khi sấy để chỉnh nhiệt độ lò.

    Kiểm Tra Hệ Thống Bể Chứa Hóa Chất Để Xử Lý Bề Mặt Vật Liệu

    Hệ thống các bể chứa hóa chất để xử lý bề mặt vật liệu bao gồm các hệ thống bể như sau:

    • Bể chứa các hóa chất với công dụng tẩy đi dầu mỡ của bề mặt vật liệu.
    • Bể chứa chất axit dùng để tẩy các vết rỉ sét trên bề mặt sản phẩm. Thông thường là HCl hoặc H2SO4.
    • Bể chứa để rửa bằng nước sạch.
    • Bể dùng để chứa các hóa chất có công dụng định hình lại bề mặt của sản phẩm.
    • Bể dùng để chứa hóa chất cho quá trình Photphat hóa bề mặt sản phẩm.
    • Bể chứa dùng để thực hiện quá trình thụ động hóa bề mặt.
    • Bể chứa dùng để rửa lại sản phẩm lần cuối bằng nước sạch.

    Các hệ thống bể của công nghệ sơn tĩnh điện đều được xây lên và được bao phủ bởi lớp nhựa Composite. Các hóa chất trong bể sẽ được kiểm tra hàng ngày. Các hóa chất phải được xử lý đúng quy định và phải đạt ở mức tiêu chuẩn. Người công nhân cần phải kiểm tra nồng độ của mỗi loại hóa chất trong bể vào mỗi đầu buổi sáng/chiều. Nếu hóa chất bị thiếu, bạn cần phải châm thêm hóa chất.

    Tiến Hành Làm Sạch Bề Mặt Của Vật Liệu Trước Khi Sơn

    Bạn cần phải phân loại các sản phẩm sơn tĩnh điện theo từng mẻ riêng biệt dựa trên màu sắc và chất liệu. Sau đó bạn bắt đầu xếp các vật liệu cần sơn vào lồng sơn với mỗi khoảng cách hợp lý. Sao cho sản phẩm không bị chèn vào nhau và không bị quá bí bách. Vì như thế có thể thoát nước dễ dàng.

    Các vật liệu được làm sạch và phủ sơn sẽ được đặt trong những rọ lưới thép. Chúng di chuyển bởi một hệ thống balang được chạy bằng điện lần lượt đi qua các bể chứa để làm sạch. Bạn cần lưu ý thêm một điều quan trọng trong quá trình xử lý bề mặt. Đó chính là phải tuân thủ thật đúng thời gian ngâm sản phẩm vô hóa chất.

    Không ngâm quá dư cũng như quá thiếu thời gian. Vật liệu cần ngâm phải được nâng lên hạ xuống ít nhất là 2-3 lần trong suốt quá trình làm sạch bề mặt.

    Công Đoạn Sấy Khô Bề Mặt Sản Phẩm Cần Sơn

    Sản phẩm đã được làm sạch bề mặt sẽ được lấy ra và đặt bên ngoài. Bạn cần chú ý cách đặt làm sao cho nước ở trong sản phẩm được chảy ra hết. Bạn có thể làm khô chất liệu bằng quạt, phơi ngoài nắng tự nhiên hoặc sấy bằng lò sấy. Nhiệt độ lý tưởng để sấy khô tối đa là 120 độ C, thời gian sấy khô lý tưởng là 12-15 phút.

    Về chức năng của lò sấy khô, nó có khả năng làm bay nhanh hơi nước trên bề mặt của sản phẩm. Hình dạng thông thường của lò sấy trong công nghệ sơn tĩnh điện phổ biến là dạng khối. Trước khi sấy, các vật liệu sẽ được treo trên xe gòng và sau đó cho vô lò sấy.

    Nguồn nhiệt chính của lò sấy là bếp hồng ngoại tuyến hay là Burner, gas là nguyên liệu để đốt. Vật liệu sau khi được sấy khô phải để ở nơi thoáng mát và không ẩm ướt để tránh nước và hóa chất vây vào. Vật liệu sau khi hoàn thành bước làm sạch bề mặt phải được che chắn kỹ.

    Tiến Hành Phun Sơn

    Hệ Thống Buồng Phun Sơn

    Có 2 loại buồng phun sơn đó là buồng phun sơn tự động, bao gồm tất cả các robot phun sơn tự động mà không có sự can thiệp của thợ sơn và bộ điều khiển tự động, giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.

    Thứ hai là buồng phun sơn bán tự động. Buồng phun sơn này có cả súng phun sơn nhưng sẽ được thợ sơn sử dụng để phun sơn lên sản phẩm.

    Tiến Hành Phun Sơn

    Trước khi tiến hàng phun sơn, bạn cần kiểm tra lại các thiết bị như súng sơn, quạt để hút trong buồng sơ, hệ thống đèn chiếu. Khi sơn, tay cầm súng sơn phải luôn vuông góc với bề mặt cần sơn. Khoảng cách lý tưởng từ súng phun đến bề mặt vật liệu là 10-15cm cho súng phun tay. Ngoài ra đối với súng phun sơn tự động thì khoảng cách lý tưởng là 20-25cm.

    Đối với hệ thống súng phun sơn thủ công, bạn nên sơn các vùng có nhiều góc cạnh trước và tiếp đến mới sơn mặt phẳng. Tương tự chúng ta cũng sẽ phun sơn từ dưới tiếp đến mới phun ở trên. Luôn luôn phải để ý hướng phun sơn của mình để không bị ảnh hưởng người đối diện.

    Trong quá trình này, hệ thống sẽ áp dụng triệt để bột sơn dư trong quá trình phun sơn tĩnh điện tất cả những sản phẩm trước khi treo lên băng tải sau công đoạn khác.

    Qúa Trình Sấy Khô Sơn

    Sau khi sản phẩm được phun sơn sẽ được vào hệ thống lò sấy khô của công nghệ sơn tĩnh điện. Nhiệt độ ở lò sấy khô giao động 180 độ C đến 200 độ C, thời gian sấy là 10 phút. Nguồn nhiệt chính để cung cấp nhiệt cho lò sấy đó là từ bếp hồng ngoại tuyến hay Burner, Gas làm nguyên liệu đốt.

    Trước khi đóng lò sấy khô, bạn cần kiểm tra thật kỹ sản phẩm khi cho vào lò. Sắp xếp vật liệu cần sấy một cách gọn gàng. Sản phẩm cần phải có khoảng cách nhât định và không để chúng va chạm vào nhau.

    Kiểm Tra Thật Kỹ Sản Phẩm và Đóng Gói

    Tại bước 4 kiểm tra đóng gói sản phẩm sau khi sản phẩm đã được hoàn thành các bước phun sơn, bạn cần kiểm tra sản phẩm thật kỹ. Bạn có thể kiểm tra về độ bám dính, độ đồng đều của sản phẩm cũng như màu sắc của nó.

    Về công đoạn đóng gói sản phẩm. Tùy vào từng mặt hàng sản phẩm và nhu cầu ngành hàng mà sẽ có phương thức đóng gói phù hợp. Lưu ý, chỉ đóng gói những sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn.

    Sử Dụng Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Có Những Ưu Điểm Gì?

    Về đặc tính sử dụng quy trình sơn của Công nghệ phun sơn tĩnh điện sử dụng hệ thống tự động hóa, giúp doanh nghiệp cắt giảm được số lượng nhân công. Từ đó dẫn đến việc tiết kiệm chi phí thuê nhân công cũng như chi phí sắm sửa các thiết bị khác.

    Hệ thống còn giúp doanh nghiệp giảm bớt được thời gian hoàn thành sản phẩm, diện tích thiết bị trong nhà xưởng. Lượng sơn tĩnh điện được sử dụng hoàn toàn, có thể thu hồi lại và tái sử dụng, tiết kiệm lượng lớn nguồn sơn.

    Sơn tĩnh điện mang nhiều ưu điểm

    Điều được ưa chuộng nhất là công nghệ sơn này không gây hại cho môi trường do không sử dụng hoá chất độc hại. Đồng thời mang tính tái sử dụng của sơn tĩnh điện. Dễ dàng vệ sinh quần áo khi sơn vô tình vây vào người khi phun sơn.

    Tuổi thọ thành phẩm lâu dài sau khi sơn, không bị bào mòn bởi môi trường bên ngoài. Ngoài ra, lựa chọn công nghệ này sản phẩm sẽ có màu sắc phong phú và có độ chính xác.

    Lựa Chọn Đơn Vị Chuyển Giao Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện

    Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp những thông tin về công nghệ sơn tĩnh điện đến bạn. Để có được một hệ thống dây chuyền sơn tĩnh điện chất lượng, bạn cần lựa chọn đơn vị chuyển giao uy tín.

    Hiện nay có nhiều đơn vị chuyển giao dây chuyền công nghệ sơn tĩnh điện hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm và các công nghệ, thiết bị, máy móc chất lượng nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những bước sử thiết bị cũng như giải đáp mọi thắc mắc. Giá thành lắp đặt cực kỳ tốt, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của từng doanh nghiệp.

    Hãy xác định rõ nhu cầu trước khi tham khảo tìm kiếm đơn vị phù hợp để mang lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.